Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2009

Ngược lên nguồn

Sông Thu Bồn dài 200km, từ trên cao 2500m. Tý, Xé, Dùi Chiên chảy về Hội An, Cửa Đại rồi hòa mình vào biển Đông. Đến Vĩnh Điện, dòng song đã tạo nên gò nổi – là làng Bảo An, nơi sản sinh nhiều bật kỳ tài: Phạm Phú Thứ, Phan Khôi, Nguyễn Thị Bình…

 

Từ Hội An, chúng tôi lên Vĩnh Điện theo Quốc lộ 1 qua cầu Câu Lâu, đến Thăng Bình, rẻ phải viếng Mỹ Sơn. Bỏ Quốc lộ 1 lên Quế Sơn, qua khỏi chợ Quế Sơn, vượt đèo xe độ 8km, bên kia chân đèo là Tây Viên. Nơi đây có suối nước nóng, từ ngoài xa, nước đã ấm lên, càng vào gần càng nóng. Hình như vùng đất có quá nhiều lưu huỳnh, nên nước suối có thể luộc chin trứng gà.

 

Anh Đạo và Diệu hướng dẫn tôi và anh nhiếp ảnh – điểm hẹn: Trung Phước. Nơi đây không còn dấu vết ngôi nhà thời thơ ấu mà mùa xuân năm 1952 đã bị máy bay Pháp đánh bom tan tành. Bên kia sông là Đại Bình, còn gọi là Đại Bường. Một làng như hòn đảo thanh bình, không có vết tích chiến tranh. Người dân chỉ di chuyển bằng đò dọc, đò ngang trên song Thu Bồn. Người dân Đại Bình có truyền thống, đi đâu cũng mang về một loại cây ăn trái để gây giống, nên làng có nhiều loại cây, từ măng cụt, khóm, thanh trà, bòn bon, nhãn, cam, quýt…

 

Tuổi thơ những năm tiểu học ở đây với những người bạn nhỏ tuổi nhất ở lớp nhất, bởi chúng tôi ngồi chung lớp với mấy anh chị 18 ~ 20 tuổi. Những cậu bé Bùi Như Sơn, Bùi Anh Hùng, Như Hải, Phan Ngọc, Lưu Quý Dũng ồn ào, phá phách… Nhưng những cậu bé thành đạt sau này như: Hải – bác sĩ bệnh viện Cộng Hòa Sài Gòn, Sơn – phó tỉnh trưởng Mỹ Tho, Ngọc – giáo sư Trần Quý Cáp - Hội An, Dũng – kỹ sư mỏ than Nông Sơn…

 

Vùng Đại Bình – Trung Phước cũng có võ sĩ Hồ Cưu, Hồ Cập, Trần Thế Kỷ. Cái thú của Hồ Cưu là nhiều đêm bơi trên song Thu Bồn từ Phú Gia về Trung Phước, từng đánh bắt loại động vật khổng lồ: Trành (họ hang ba ba, rùa, vít), nghe núi nặng cả 500 ~ 600kg như bộ phản. Anh gặp tai nạn và chết trên dòng sông Thu Bồn. Trần Thế Kỷ đã từng lên võ đài và hạ võ sĩ Tây ở Đà Nẵng. Ở Bảo An anh đã bị lính huyện bắt, quan huyện hỏi họ tên – trả lời: Trần D.M ông, rồi tung chạy, lội qua sông Thu Bồn, mất hút.

 

Từ Trung Phước lên Cà Tang, nơi đây có nhà thờ Tường Linh, bên kia song Cà Tang là mỏ than Nông Sơn, lên Phú Gia. Qua khơi Phú Gia, con thuyền bắt đầu chòng chành, xiêu xiêu đe dọa, con sông bắt đầu hẹp dần và ghềnh đá hiểm trở hơn đầy thách thức, núi non huyền bí, nhiều đoạn sông như thác đổ.

 

Đến Hòn Kẽm, Đá Dừng như bước vào hang động thiên nhiên. Giã từ vô vàn ghềnh thác chao đảo hiểm nguy, như bước vào cửa ngỏ của sự an toàn.

 

Tý, Xé có ngôi nhà cổ tư sản, có hai chị em, người chị đài các như một tiểu thư, người em là cậu tú chơi violon.

 

Người nhiếp ảnh đi với chúng tôi là nhạc sĩ L.X, gọi nhạc sĩ La Hối (tác giả Xuân và Tuổi trẻ) bằng chú, nên thao thao về âm nhạc. Chúng tôi là dân thành phố nên được chiêu đãi khoai lang, khoai mì, trà sữa, café. Trên tủ sách còn có những tờ báo Văn hóa ngày nay, Tân phong, Sáng tạo và những quyển sách như Khung cửa hẹp, Hòa âm điền dã, Dịch hạch do Vũ Đình Lưu, Bùi Giáng dịch và những tác phẩm của Hermann Hesse, Jean Paul Sartre, Dương Nghiễm Mẫu, những tập nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng.

 

Nơi đây có bốn câu ca mà vài tờ báo đã in sai một từ:

Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi

Thương cha nhớ mẹ thì về

Nhược bằng thương kiểng nhớ huê thì đừng

 

Vài tờ báo đã in sai: nhớ quê thì đừng. Nhớ quê thì không còn nghĩa. Thương cha nhớ mẹ thì về, cha mẹ ở đâu mà nhớ quê thì đừng, nhớ huê mới đúng.

 

.......................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét