Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2007

Trời Thu giữa Xuân

“Hôm nay trời vào thu. Trời mặc áo sương mù. Em đi tà lụa phố. Áo sờn bay trong gió. Yêu em rồi yêu thu. Nên ngàn đời sẽ nói yêu mùa thu.”

Buổi sang mùa thu giữa xuân Sài Gòn (Mồng 3 tháng 2 AL – Xuân phân). Nắng rất mỏng, sương mù giăng nhẹ, khí trời gai gai lạnh. Hàng cây cổ thụ trên đường số 3 bất động, thỉnh thoảng rung nhẹ như rùng mình, rải chút hơi long lanh ẩm ướt xuống mặt đường.

Những học trò ngôi trường Bàn Cờ điểm vài ba chiếc áo len vơí túi đeo vai dài qua gối hồn nhiên đùa giỡn. Bỗng dưng nhớ con đường làng Trung Phước. Con đường thẳng tắp đến Tây Viên, suối nước nóng, đèo le. Hai bên đường những ô ruộng lúa bé như những hinh kỷ hà học nghèo khó một thời tuổi học trò, nhớ con song đẹp như thơ, bên kia là Đại Bình, bên này là Trung Phước. Nếu không có tiếng gầm rú của máy bay oanh tạc, không có tiếng kiểng báo động trên một ngọn đồi thì thanh bình biết mấy. Nhớ hầm trú ẩn, nhớ những giờ học ban đêm đèn dầu heo hút. Nhớ những Phan Ngọc, anh Hùng, Lưu Quý Dũng, nhớ Sơn… Tuổi trẻ đã ra đi. Thành niên, đôi ba lần trở lại, ngụy tạo sự bình yên. Bạn bè không còn ai, chỉ còn dăm cố bé, Huệ, Thân, Yến, Thu, Năm… đi nhẹ vào đời, vô tư, trong sang rồi cũng rời xa – bởi chinh chiến, bởi song hồ trĩu nặng, lãng đãng khói sương…

Dòng song vẫn xanh núi Hòn Ngang vẫn chắn lối – và cô đơn như ngọn “Cà Tang” như công trình kim tự tháp xanh. Nhớ một buổi sang cũng nghe thu dìu dịu thế này. Ta đứng bên này Cà Tang, nhánh sông nhỏ của sông Thu Bồn, chụp ảnh ngọn đồi mỏ than Nông Sơn bên kia. Nhịp nhàng những ngôi nhà ngói đỏ bao quanh ngọn núi. Ta cũng không biết có cái đồn lính bảo an trên đó. Ta bị bắt, bị đánh hù dọa, bị hỏi nhiều điều. Nào là chụp để gởi vào bưng, gởi ra Hà Nội. Ta vô tình và mù tịt. Đêm ngủ với mấy anh lính, không mùng mền, hơi núi bao trùm, lạnh run. Nhờ anh của Dương Minh Tùng, lấy lại máy ảnh, những cuốn phim bị tịch thu.

Hai năm sau, nhận được lời mời một người bạn đến Mỹ Lược chơi. Một đêm trăng lang thang đạp xe đến Thu Bồn, gặp Thân trong một quán ăn ven song, ngồi đến khuya, nói đủ thứ chuyện. Ta mới vỡ lẽ lý do dạo bị bắt. Bởi người đồn trưởng mỏ than yêu Huệ, mà Huệ cứ nhờ anh Tuệ rủ ta đi chơi Đại Bình, Cà Tang. Ta đã vô tình mấy mấy cuốn phim 24 x 36, lãnh mấy bạt tai. Thật vô duyên, thật hài hước… Đó là năm đệ nhị (11 bây giờ).

Bên này Cà Tang, bên kia song, mỏ than. Bây giờ đã có chiếc cầu bắc qua, chiếc cầu bê tong vững chãi. Cầu mà ta cũng có chút mồ hôi đóng góp. Mong có một lần về đi qua cầu giữa gió núi bạt ngàn, như cái bạt ngàn của năm tháng đi qua…

Cà Tang – quê hương của Tường Linh, Hoa Ngỏ Hạnh.